Friday, November 8, 2013

Những điều chưa biết về mèo (p7)

Chó và mèo không phải lúc nào cũng cắn nhau
Hai người bạn thân nhất của con người không phải lúc nào cũng cắn nhau chí chóe. Một nghiên cứu mới tìm thấy, khi sống chung dưới một mái nhà, chúng hoàn toàn thân thiện, đặc biệt khi được gặp nhau từ bé.

Neta-li Feuerstein và cộng sự tại Đại học Tel Aviv, Israel, đã phỏng vấn 170 gia đình nuôi chó và mèo. 2/3 các nhà cho biết 2 loài vật rất thân với nhau. Sự dửng dưng chỉ chiếm 1/4 và tình trạng đấu đá xảy ra chưa tới 1/10 trường hợp.



(Ảnh: AP)

Sự hòa hợp sẽ ở mức độ cao nhất khi con mèo được nuôi trước con chó và khi chúng gặp nhau lúc con mèo chưa tới 7 tháng tuổi và con chó thì chưa được 1 tuổi.

Hơn nữa, nhóm tìm thấy các con vật còn học cách hiểu ngôn ngữ cơ thể của nhau, kể cả khi những tín hiệu đó mang ý nghĩa đối lập với từng loài. Chẳng hạn, khi con chó ngoảnh đầu đi, nó thể hiện sự phục tùng, nhưng ở mèo đó có thể là dấu hiệu của sự hung hăng.

Từ những đoạn video ghi lại sự tương tác giữa chó và mèo, nhóm tìm thấy hầu hết trong số lần kiểm tra, các con vật đều phản ứng với hành vi của đối phương theo đúng bản chất của nó.


Mèo rừng trở lại Alps sau 100 năm
Lần đầu tiên sau 100 năm, loài mèo rừng đã xuất hiện trở lại tại vùng núi Alps của Ý. Nhà chức trách địa phương cho biết nó không gây nguy hiểm cho vật nuôi trong khu vực.

Theo chính quyền South Tyrol, người dân phát hiện một con mèo rừng lang thang tại thung lũng Pejo và sau đó dừng lại Deutschnonsberg thuộc South Tyrol. Họ cho rằng nó đã băng qua các dãy núi của Thụy Sĩ để đến đây.

Trước đó, loài động vật này đã bị các nông dân và thợ săn “quét” sạch khỏi khu vực vào đầu những năm 1920 của thế kỷ trước.

BBC dẫn nguồn tin từ Quĩ Bảo vệ động vật hoang dã (WWF) cho biết hiện chỉ còn khoảng 100 con mèo rừng tại Thụy Sĩ, phân bố chủ yếu ở hai khu vực: tây bắc dãy Alps (bao gồm Interlaken) và vùng núi Jura gần hồ Geneva.

Mèo rừng thường đi săn một mình, sống ở các khu rừng trên cao với thức ăn chính là cáo, thỏ rừng, cá… Người phát ngôn WWF Riccardo Nigro cho biết tại Ý mèo rừng “hoàn toàn được bảo vệ”.



Mèo rừng đang trở lại, nhưng rất hiếm (Ảnh: AFP)


Cúm mèo xuất hiện ở Thái Lan
Khoảng 60 con mèo chết không rõ nguyên nhân ở tỉnh Ang Thong đã khiến người dân ở một số địa phương tại Thái Lan hốt hoảng trong mấy ngày qua.

Mèo bị bỏ ở các chùa thuộc tỉnh Ayutthaya, bắc Bangkok, ngày 26-3 (Ảnh: Reuters)
Ngày 25-3, tờ Bangkok Post dẫn lời tiến sĩ Apirom Puanghat, thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh dịch ở động vật, đã xác nhận những con mèo bị chết này là do mắc bệnh cúm, lây truyền chủ yếu qua đường tiếp xúc với phân và ký sinh trùng của loài mèo.

Bộ Y tế Thái Lan khẳng định theo điều tra ban đầu, bệnh này không có khả năng lây truyền sang người. Bộ Y tế Thái Lan cũng khuyến cáo dân chúng chôn xác mèo chết và tẩy uế, trẻ em không được đến gần những con mèo mắc bệnh.

Trong lúc đó, ở tỉnh Phichit, cách Bangkok 350km về phía bắc, xảy ra tình trạng người dân ùn ùn đem chó, mèo đến bỏ tại các ngôi chùa trong vùng vì lo ngại thú cưng của họ nhiễm bệnh. Sự kiện này làm đảo lộn cuộc sống của giới tăng ni ở các chùa. Thủ tướng Samak Sundaravej phải lên tiếng kêu gọi dân chúng hãy đến chùa mang thú cưng của mình về và đưa đi chủng ngừa cho chúng.

Liên quan đến dịch cúm ở Hong Kong, ông Michael Suen Ming Yeung, lãnh đạo ngành giáo dục đặc khu, cho biết toàn bộ trường học trên đặc khu này có thể sẽ mở cửa lại vào ngày 31-3 sau hai tuần đóng cửa để dập dịch.

Từ ngày 25-3 không phát hiện thêm ca nhiễm cúm và ổ dịch nào. Đồng thời dòng virus cúm hiện có ở Hong Kong chỉ là loại virus cúm thông thường.

Âm nhạc chữa được bệnh cho động vật
Một buổi sáng, người ta đã phát hiện thấy con bò Cassie đang thở phì phò và dậm chân uỳnh uỵch. Không hiểu điều gì khiến nó khó chịu nhưng người chủ đã thử dỗ dành bằng cách bật đĩa nhạc đàn hạc. 20 phút sau, nó bắt đầu thiu thiu ngủ.

Sức mạnh chữa bệnh của âm nhạc đã được xác định từ lâu ở con người. Nay một nhóm các nhạc công đàn hạc tại Mỹ cũng đang tập trung nguồn lực để chữa bệnh cho động vật. "Đàn hạc được coi là nhạc cụ chữa bệnh tốt nhất sau giọng nói con người", Alianna Boone, một nhạc công chơi đàn chữa bệnh cho vật nuôi và đã sản xuất CD Harp Music to Soothe the Savage Beast nói.
(Ảnh: Reuters)
Boone đã thực hiện một nghiên cứu vềảnh hưởng của đàn hạc đối với động vật. Năm 2000, bà đã trình diễn cho các chú chó trong Viện thú y ở Florida. Buổi trình diễn kéo dài 1 giờ đã làm giảm nhịp tim, sự lo lắng và nhịp hô hấp cho nhiều con vật.

Chó không phải là động vật duy nhất được hưởng lợi từ các cung bậc âm thanh đó. Cassie, một con bò sữa sống ở Trang trại Maple ở Mendon, đã được đến Viện thú y ở Florida sau khi nhảy qua một hàng rào cao 2 m để chạy trốn khỏi một lò mổ. Mặc dù cuộc sống của nó tốt đẹp, song không tránh khỏi những dấu hiệu lo lắng, trầm cảm. Người ta đã phát hiện thấy âm nhạc có thể ru nó ngủ khi con vật có biểu hiện cáu giận.

Tại vườn thú Franklin ở Boston, một nhóm các con khỉ đột cũng rất thích thú màn trình diễn đàn hạc vài năm trước. Con vật bé nhất, có tên là Little Joe, còn gửi một cái hôn gió trước khi ngủ thiếp đi.

Cả vật nuôi và động vật hoang dã đều có thể hưởng lợi từ liệu pháp âm nhạc, nhưng không phải con nào cũng có phản ứng. "Đó không phải là một viên thuốc kỳ diệu. Nhưng với những con vật có tác dụng, thì nó mang lại kết quả rất tốt", Diane Schneider, một nhạc công đàn hạc nói.

"Tôi rất hy vọng sẽ càng nhiều người sử dụng liệu pháp âm nhạc cho động vật. Nó vừa tiết kiệm, hiệu quả và can thiệp tốt đối với con vật và cả những người yêu động vật", Schneider phát biểu.

Wednesday, November 6, 2013

Những điều chưa biết về mèo (p6)

Con chuột không biểt sợ mèo
Nhóm các nhà nghiên cứu tại Phòng Thí nghiệm Sinh học phân tử châu Âu tại Monterotondo (Italia) đã phát hiện những khu vực trong bộ não chuột chịu trách nhiệm điều khiển các cơ chế làm xuất hiện cách ứng xử của chúng trong trường hợp gặp nguy hiểm. Các nhà khoa học cho rằng, kết quả của nghiên cứu sẽ được dùng để tìm ra những phương pháp chống stress cho con người.

Khi bị tác động vào một số vùng trên não bộ, chuột sẽ không cảm thấy sợ mèo như thông thường nữa. (Ảnh: Internet).

Một trong những thí nghiệm mà các nhà khoa học đã thực hiện là phong toả được hoạt tính điện của các nơron. Chính việc này đã dẫn đến làm thay đổi được về cơ bản chiến lược ứng xử của con vật khi có cảm giác sợ hãi. Cụ thể là bản năng của chuột là rất sợ mèo, khi đột ngột nghe tiếng mèo kêu, chúng dường như chết lặng, đứng tại chỗ mà run rẩy, chờ chết.

Nhưng những con chuột được các nhà khoa học Italia tác động vào “khu vực sợ” trên não thì không co rúm lại như thế. Ngược lại nghe tiếng mèo, chẳng những không “xuýt ngất” hoặc trốn chạy mà chúng rất bình tĩnh, dừng lại, đứng bằng hai chân sau, ngó nghiêng xung quanh xem mèo đang ở đâu.

"Tuy vẫn sợ mèo nhưng những con chuột của chúng tôi đã chuyển từ chiến lược thụ động sang chiến lược chủ động đối phó với những hiểm nguy. Sự thay đổi hành vi ấy làm chúng tôi hoàn toàn bất ngờ”, giáo sư Gross, người đứng đầu chương trình nghiên cứu cho biết.

Các tác giả của bài báo cho rằng hành vi chủ động hoặc thụ động trước sự sợ sệt cũng là những đặc trưng của con người, nên nếu hiểu được cách điều khiển được hành vi thì người ta sẽ dễ dàng đối phó với mọi hoàn cảnh trong cuộc sống hàng ngày mà không sợ rơi vào tình trạng stress như hiện nay.

Mèo nhào lộn trên không
Một con mèo hoang châu Phi nhảy lên không trung rồi thực hiện cú lộn ngược để bắt chim bồ câu.



Con mèo nhảy lên độ cao hơn 1,8 m rồi xoay tròn để bắt chim bồ câu. Ảnh: Telegraph.

Jaycee Rousseau, một nhiếp ảnh gia 34 tuổi người Nam Phi, chụp được động tác ngoạn mục của con mèo trong Vườn quốc gia Kgalagadi Transfrontier nằm trên lãnh thổ Nam Phi và Botswana.

Telegraph cho biết, hôm đó Rousseau phóng xe trong vườn quốc gia Kgalagadi Transfrontier cùng cô vợ Suzaan. Họ nhìn thấy những con chim bồ câu gần một hố nước. Đúng lúc hai người chuẩn bị phóng tiếp thì họ nhìn thấy con mèo nằm ở gần đó để rình những con bồ câu.

“Chúng tôi đưa chiếc xe tới vị trí tốt nhất để chụp ảnh rồi chờ đợi. Quả thật con mèo đã không để chúng tôi thất vọng. Nó nhảy lên, tóm được một con chim và ăn", Rousseau kể.

Sau đó con mèo nhảy thêm vài lần nữa nhưng không bắt được con bồ câu nào. Buổi sáng hôm sau Rousseau và vợ quay lại hố nước, nhưng con mèo không ở đó. Họ quay lại vào buổi chiều và nhìn thấy con vật. Rousseau lại giơ sẵn máy ảnh và chờ đợi.

"Con mèo nhảy lên và bắt được một con bồ câu. Nó chạy vào một đám cỏ để ăn con mồi rồi biến mất. Chúng tôi phải đợi một hồi lâu mới thấy nó quay trở lại. Nó lại rình mồi rồi nhảy lên”, Rousseau nói.

Thật không may cho con mèo, trong lần nhảy đó nó không tóm được mồi.

Rousseau nói anh chụp được nhiều kiểu ảnh, nhưng bức ảnh đăng trên trang Telegraph là tác phẩm ấn tượng nhất.

“Chúng tôi phải chờ đợi khá lâu mới chụp được khoảnh khắc đó, nhưng sự chờ đợi ấy thực sự không uổng phí”, anh nói.

Chuột dọa mèo


Con chuột bé xíu đứng hiên ngang trên đôi chân sau, nhìm chằm chằm vào mắt của con mèo chỉ cách nó vài cm và phát ra tiếng kêu dữ dằn. Sững sờ trước sự oai hùng của con vật đáng lẽ là con mồi của mình, con mèo cúp đuôi chuồn mất.

Đó là câu chuyện có thực mà bà Wendy Rothwell được chứng kiến trong sân sau nhà mình tại Swavesey, Cambs, tại Anh.



Con chuột nhìn thẳng vào mắt co mèo.
(Ảnh: Geoff Robinson Photography)


Theo Daily Mail, trong màn trình diễn tái hiện bộ phim hoạt hình Tom và Jerry nổi tiếng, con chuột tí hon đã biến thành chú chuột Jerry hung hăng khi con mèo dám gần sát đến ngôi nhà của mình.

Chú chuột đứng lên bằng hai chân sau và rít lên với con mèo cho dù chỉ cách xa chiếc mõm tử thần vài cm. Con chuột chứng tỏ rằng nó chẳng hề sợ mèo khi giương mắt nhìn chứ không bỏ chạy.



Sẵn sàng nghênh chiến trước kẻ xâm nhập.
(Ảnh: Geoff Robinson Photography)

"Thật là kỳ lạ, con chuột đứng thẳng lên và dường như muốn gầm lên trước con mèo", bà Rothwell, 45 tuổi, kể lại. "Con mèo to hơn rất nhiều so với nó và có thể nuốt chửng nó bất cứ lúc nào, nhưng con chuột chẳng hề tỏ ra sợ hãi".

"Hắn dường như sẵn sàng làm bất cứ thứ gì để bảo vệ ngôi nhà của mình. Hắn có lẽ là con chuột dũng mãnh nhất tại đất nước này".



Con chuột dũng mãnh đã thành công trong việc xua đuổi kẻ thù.
(Ảnh: Geoff Robinson Photography)